KÍ HOẠ
1. Thế nào là kí hoạ ?
Kí hoạ là hình thức vẽ nhanh, nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất, đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, cảnh vật, con người.
Hoạ sĩ và nhà điêu khắc kí hoạ có nhiều mục đích khác nhau, tuỳ thuộc vào ý định của mỗi người như :
-
- Kí hoạ lấy dáng, hình, lấy thế động, tĩnh (đi, chạy, nhảy, ngồi, …)
- Kí hoạ từng bộ phận, từng chi tiết nhỏ, riêng lẻ (khuôn mặt, tay, chân, cành, lá, thân cây, …) để làm tài liệu cho sáng tác tranh, tượng.
Ở trường phổ thông, học sinh kí hoạ để tập quan sát, nhận xét hình dáng, kích thước, đậm, nhạt của cảnh vật và cảm thụ vẻ đẹp của mọi vật xung quanh, giúp cho bài học vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài được tốt hơn.
2. Chất liệu để kí hoạ
- Có thể dùng nhiều chất liệu để kí hoạ, nhưng thông dụng nhất là bút chì, bút sắt, bút dạ, mực nho, màu nước.
- Các chất liệu này gọn, nhẹ, dễ sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc.
CÁCH KÍ HOẠ
- Quan sát và nhận xét về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, đặc điểm của đối tượng.
- Chọn hình dáng đẹp, điển hình để kí hoạ.
- So sánh, đối chiếu để ước lượng tỉ lệ, kích thước.
- Vẽ những đường nét chính trước rồi mới vẽ chi tiết cần thiết sau.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Kí hoạ một vài đồ vật, cây cối hoặc các con vật như gà, mèo, … (Kí hoạ bằng bút chì, bút dạ, …)
Chú ý : Sắp xếp hình kí hoạ sao cho phù hợp với trang giấy.
Nguồn: Sách Âm nhạc và Mĩ thuật 7 – Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam